Kết quả tìm kiếm cho "tay đua nữ An Giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1582
Từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ đạo công tác gia đình và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp trong tỉnh tập trung giữ vững, nâng chất các danh hiệu văn hóa đã được công nhận; tích cực tuyên truyền chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về gia đình. Qua đó, phong trào đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
Không biển hiệu hào nhoáng, không giờ làm cố định, nghề xe ôm là cuộc mưu sinh lặng lẽ trên từng cung đường nhỏ. Sau tay lái ấy là những phận người bền bỉ với cuộc sống. Từ người đàn ông luống tuổi nuôi thân bằng cuốc xe vài chục ngàn, đến người phụ nữ dầm mưa, dãi nắng lo toan cho gia đình. Mỗi vòng quay bánh xe là một lát cắt cuộc đời, giản dị mà sâu sắc.
Thời gian qua, các cấp hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) trong tỉnh luôn quan tâm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, gắn với điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị. Qua đó, phát huy đoàn kết, sức mạnh của các tầng lớp phụ nữ tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội…
Cuối tháng 6, đất trời bước vào những cơn mưa day dứt. Mưa phủ đất trời, kín cả không gian, khiến người ta chợt nhớ về những kỷ niệm xưa. Ở đó, có niềm vui, nỗi buồn và một chút luyến tiếc xa xôi.
Một phụ nữ Việt Nam được thế giới tôn vinh như biểu tượng của điêu khắc hiện đại, với bảy hình khối để kể chuyện, chiêm nghiệm và đối thoại vượt thời gian. Một tâm hồn luôn đau đáu về cội nguồn, đã chọn Huế làm nơi quay về, hiến tặng toàn bộ sự nghiệp nghệ thuật với mong muốn duy nhất: Nghệ thuật phải được sống tiếp.
Chiều 22/6, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị sơ kết công tác biên phòng 6 tháng đầu năm 2025.
Tối 21/6, Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XIX, năm 2024 - Giải thưởng cao quý nhất của giới báo chí cả nước đã diễn ra trang trọng tại Cung Điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội).
Trong những chuyến đi của nghề báo, tôi được cùng nông dân trải nghiệm những điều gần gũi, mộc mạc ở chốn ruộng đồng. Đó là những bài học bổ ích, là “tư liệu sống” cho trang viết, là những điều được chắt lọc từ sự dày dạn của người nông dân quanh năm một nắng hai sương.
Những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo”, nhất là phong trào “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao” được các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh quan tâm đẩy mạnh, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, sát với thực tiễn, tạo lan tỏa rộng khắp trong Nhân dân. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi…
Từ yêu cầu thực tiễn chuyển đổi số và vai trò then chốt của người đứng đầu, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ dừng lại ở những mô hình điểm, mà trở thành phong trào rộng khắp, đi vào chiều sâu trong đời sống nhân dân - nhất là ở vùng ĐBSCL. Đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, năng động trong sản xuất, nhưng cũng đang đối diện với không ít rào cản trong tiếp cận công nghệ. Do đó, cần có những giải pháp đồng bộ, linh hoạt, sát với điều kiện thực tế để phát huy hiệu quả phong trào.
Với điểm mốc đầu tiên là Báo Thanh Niên - Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, xuất bản bằng chữ Quốc ngữ, ra số đầu tiên ngày 21-6-1925, báo chí cách mạng ra đời như một tất yếu lịch sử, đáp ứng nhu cầu bức thiết của quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Là những nỗi niềm của đào, kép, của cả gánh hát rày đây mai đó. Là lát cắt đầy rực rỡ nhưng không ít thăng trầm của nghề. Là những tiếng cười pha lẫn tiếng thở dài trong đêm khuya ồn ã…